Tại các khu điểu táng, cả đàn kền kền sẽ “xử lý” thi thể người qua đời trong sự chứng kiến của người dân địa phương. Đây là tục lệ mai táng linh thiêng, lâu đời của người Tây Tạng.
Tục điểu táng ngày nay vẫn tổn tại ở một số khu vực như Tây Tạng, Nội Mông, Thanh Hải (Trung Quốc) và Mông Cổ. Phong tục này còn có cách gọi khác là tục thiên táng, nghi lễ linh thiêng cho người đã khuất ở những vùng có truyền thống này, nhưng lại là cảnh tượng rùng rợn và ám ảnh với khách du lịch.
Tại khu thiên táng thuộc thung lũng Larung (Garze, Tây Tạng), những con kền kền đen bay kín trời, chuẩn bị tiến đến thi thể người chết và rỉa xác. Các rogyapa (người xử lý xác chết) thu hút kền kền bắng cách đốt cây bách xù. Trong văn hóa của người Tây Tạng, kền kền được coi là loài vật linh thiêng.
Trước khi diễn ra nghi lễ thiên táng, thi thể người đã khuất được để trong nhà từ 3-5 ngày. Sau đó, người thân sẽ đưa thi thể tới khu điểu táng, nằm trên núi cao, cách xa khu dân cư. Mọi thành viên trong gia đình đều được chứng kiến nghi lễ linh thiêng này.
Theo quan điểm Phật giáo Kim Cương Thừa ở Tây Tạng, gia đình của người đã khuất được khuyến khích chứng kiến nghi thức điểu táng, để đối mặt với cái chết và cảm nhận ”sự vô thường” của cuộc sống.
Có 2 hình thức điểu táng ở Tây Tạng, một kiểu cơ bản, một kiểu long trọng. Kiểu cơ bản là người nhà đưa thi thể lên núi, tới khu mai táng và để kền kền tự rỉa xác. Hình thức long trọng bao gồm nhiều nghi lễ phức tạp hơn
Trước khi hành lễ mai táng, cơ thể người đã khuất được tắm rửa sạch sẽ, phần xương sống bị phá vỡ, sau đó người nhà cuộn thi thể vào tấm vải trắng và khuân lên núi. Các rogyapas sẽ tách rời thi thể thành nhiều phần bằng rìu, sau đó bầy kền kền đậu đen kịt quanh xác chết và bắt đầu nhiệm vụ.
Người Tây Tạng cho rằng, kền kền như thiên sứ, giúp linh hồn của người đã khuất được chuyển kiếp. Theo Daily Mail, người Tây Tạng phản đối mạnh mẽ các chuyến thăm của du khách tới khu vực điểu táng.
Mùi của xác chết rất khó chịu, một số người dân địa phương tham dự lễ điểu táng phải bịt kín mũi. Lễ thiên táng này diễn ra tại một ngọn núi gần học viện Phật giáo nổi tiếng Larung Wuming.
Theo quan niệm của Phật giáo Kim Cương Thừa, linh hồn là phần quan trọng nhất của cuộc sống con người. Khi về cõi niết bàn, linh hồn tồn tại vĩnh viễn, thân xác chỉ như “chiếc thuyền rỗng” mục rữa. Vì vậy, việc để kền kền rỉa xác như một hành động bày tỏ sự thành kính của gia đình đối với người đã khuất.
Theo Bích Phương/Zing news
Xem thêm các bài viết:
Ba thành phố có mùa hoa anh đào nổi tiếng nhất thế giới
Mục sở thị phòng khách sạn tổ chim 5 sao đầu tiên trên thế giới
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY
Submit Rating Đánh giá 1 / 5. Lượt: 1
Hotline đặt Combo – Phòng khách sạn – Tour du lịch – Vé máy bay giá siêu tốt: 0908 341 702