Điểm đếnViệt Nam

Chùa Bà Đanh vắng vẻ, yên bình giữa lòng Hà Nội

Mang tên giống một ngôi chùa ở Hà Nam, chùa Bà Đanh ở đường Thụy Khuê, Hà Nội, vốn ít người biết và lui tới, chứa đựng nhiều nét văn hóa, lịch sử độc đáo, lâu đời.

Là một trong những ngôi chùa nhiều tuổi ở Hà Nội, nằm khuất bên trong ngõ 199 Thụy Khuê, chùa Châu Lâm (chùa Bà Đanh) được đặt theo tên một người phụ nữ có công xây dựng.
Là một trong những ngôi chùa nhiều tuổi ở Hà Nội, nằm khuất bên trong ngõ 199 Thụy Khuê, chùa Châu Lâm (chùa Bà Đanh) được đặt theo tên một người phụ nữ có công xây dựng.
Lối vào chùa khá nhỏ, cổng có đánh số nhà.
Lối vào chùa khá nhỏ, cổng có đánh số nhà.
Chùa được xây dựng cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương.
Chùa được xây dựng cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương.
Chùa rộng hơn 4.000 m2, nằm ngay trong lòng phố sầm uất. Bên cạnh đó, một tòa chung cư mọc lên nhưng chùa vẫn giữ được cho riêng mình một vẻ trầm mặc, yên tĩnh.
Chùa rộng hơn 4.000 m2, nằm ngay trong lòng phố sầm uất. Bên cạnh đó, một tòa chung cư mọc lên nhưng chùa vẫn giữ được cho riêng mình một vẻ trầm mặc, yên tĩnh.
Mặc dù nằm trên con phố nổi tiếng của Hà Nội, thuận đường đi lại, ngôi chùa vẫn luôn vắng vẻ cả ngày thường lẫn rằm, mùng một.
Mặc dù nằm trên con phố nổi tiếng của Hà Nội, thuận đường đi lại, ngôi chùa vẫn luôn vắng vẻ cả ngày thường lẫn rằm, mùng một.
Trong chùa có ao lớn, vườn rau, gợi không gian vắng vẻ yên bình.
Trong chùa có ao lớn, vườn rau, gợi không gian vắng vẻ yên bình.
Giờ đây, ít người biết đến tên gọi "chùa Bà Đanh" trừ những vị cao niên sống trong chùa.
Giờ đây, ít người biết đến tên gọi “chùa Bà Đanh” trừ những vị cao niên sống trong chùa.
Khuôn viên trong chùa vẫn còn những tấm bia cổ với tên "Bà Đanh tự".
Khuôn viên trong chùa vẫn còn những tấm bia cổ với tên “Bà Đanh tự”.
Nội dung trên bia lý giải tại sao lại có tên gọi chùa Bà Đanh. Theo nhiều lý giải, sở dĩ có câu thành ngữ như vậy vì Bà Đanh là người có công xây dựng lên ngôi chùa này và trước kia nơi đây nhiều ruộng, đồng, không có nhà cửa nên người dân thường ví "vắng như chùa Bà Đanh".
Nội dung trên bia lý giải tại sao lại có tên gọi chùa Bà Đanh. Theo nhiều lý giải, sở dĩ có câu thành ngữ như vậy vì Bà Đanh là người có công xây dựng lên ngôi chùa này và trước kia nơi đây nhiều ruộng, đồng, không có nhà cửa nên người dân thường ví “vắng như chùa Bà Đanh”.
Cụ Thích Đàm Chỉnh (88 tuổi) tu hành trong chùa Bà Đanh từ nhỏ, giờ đây, hàng ngày vẫn làm công việc quét dọn. Hiện có 3 nhà sư tuổi cao trông coi chùa.
Cụ Thích Đàm Chỉnh (88 tuổi) tu hành trong chùa Bà Đanh từ nhỏ, giờ đây, hàng ngày vẫn làm công việc quét dọn. Hiện có 3 nhà sư tuổi cao trông coi chùa.
Năm 1889, chùa được trùng tu một lần. Sau kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa bị cháy nhưng vẫn còn khung, những người già trong làng đã khôi phục lại.
Năm 1889, chùa được trùng tu một lần. Sau kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa bị cháy nhưng vẫn còn khung, những người già trong làng đã khôi phục lại.
Dù vắng khách, đây vẫn là nơi vãn cảnh, hành lễ quen thuộc của những Phật tử thân quen, thường xuyên ghé tới.
Dù vắng khách, đây vẫn là nơi vãn cảnh, hành lễ quen thuộc của những Phật tử thân quen, thường xuyên ghé tới.
Không gian tĩnh mịch của chùa đã mang đến sự thư thái cho khách vãn cảnh và dâng hương.
Không gian tĩnh mịch của chùa đã mang đến sự thư thái cho khách vãn cảnh và dâng hương.

Theo Hoàng Đông/Zing news

Xem thêm các bài viết

10 món nóng hổi cho ngày mưa lạnh ở Hà Nội
Hà Nội mờ ảo trong sương mù
Sao phải đi đâu xa, chỉ cần đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là có ngay bộ ảnh tuyệt đẹp

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY

Đánh giá / 5. Lượt:

Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá bài viết này

Hotline đặt Combo – Phòng khách sạn – Tour du lịch – Vé máy bay giá siêu tốt: 0908 341 702
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Close