Điểm đếnViệt Nam

Đại Lễ Phật Đản – ghé thăm 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn

5
(1)

Đại Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch) là một trong những lễ lớn của người theo đạo Phật. Hãy cùng Du Lịch Chất ghé thăm 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Sài Gòn để cầu phúc cho người thân bạn bè nhé!

  1. Việt Nam Quốc Tự 

Địa chỉ: 244, đường Ba Tháng Hai, Quận 10, Hồ Chí Minh.

Trong một không gian thanh tịnh, với những cây cổ thụ đổ bóng mát quanh năm. Bên trong chùa có ngôi tháp 7 tầng, một tòa tháp 13 tầng và các cảnh Phật để tăng ni phật tử và khách thập phương chiêm bái.

Điểm nhấn của ngôi chùa là bảo tháp 13 tầng, cao 63 m, đây là nơi tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức, đồng thời sẽ trưng bày các tư liệu về cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo vì hòa bình và bình đẳng tôn giáo tại miền Nam năm 1963.

2. Chùa Bà Thiên Hậu

Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5,Hồ Chí Minh.

Còn có tên gọi khác là Chùa Bà Chợ Lớn, được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Chùa được xây dựng vào năm 1760 và đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau 259 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.

Một trong những điểm nhấn tạo nên nét riêng ở chùa bà Thiên Hậu không lẫn với bất kỳ ngôi chùa nào khác đó chính là toàn bộ vật liệu xây dựng chùa đều được nhập từ Trung Quốc. Từ những bức phù điêu lớn đến phần tượng nhỏ, từ cây gỗ quý đến bát lư hương tròn đầy. Cũng giống như bao ngôi chùa khác, chùa bà Thiên Hậu đông đúc người đến viếng vào các dịp lễ, rằm. Và khi Tháng Giêng vẫn còn mang hương xuân dịu ngọt, ngôi chùa 259 tuổi ở Sài Gòn luôn tấp nập người ra vào. Không chỉ có người Hoa mà cả người Việt lẫn du khách ngoại phương vẫn bị lôi cuốn bởi sức hút mê hoặc của chùa bà Thiên Hậu.

3. Chùa Pháp Hoa

Địa chỉ: 870 đường Trường Sa, phường 14, quận 3, Hồ Chí Minh.

Chùa Pháp Hoa được thành lập cách đây gần 100 năm tuổi. Chùa được thành lập bởi 1 vị hòa thượng danh là Đạo Hạ Thanh – ông là người Quảng Nam. Vào năm 1928 ông là người chụ trì lập ra chìa Pháp Hoa nổi tiếng đến tận ngày nay. Vào năm 2015, chùa Pháp Hoa được trung tâm bảo tồn di tích – Sở văn hóa thể thao và du lịch của thành phố Hồ Chí Minh công nhận chùa Pháp Hoa là một địa điểm di tích lịch sử của thành phố.

Vào ngày lễ phật đản, chùa thường treo rất nhiều đèn lồng từ trong chùa cho đến dọc con kênh Nhiêu Lộc đều được treo đèn lồng sặc sỡ sắc màu. Vào buổi tối khi những ánh đèn thắp lên, ánh điện lung linh huyền ảo vô cùng đẹp mắt. 4. Chùa Ngọc Hoàng

Địa chỉ: số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Hồ Chí Minh

Trước đây Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Ngọc Hoàng Điện, tên chữ là Phước Hải Tự. Là một trong những ngôi chùa linh thiêng có tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Được xây dựng từ năm 1892 đến năm 1900, chùa Ngọc Hoàng tọa lạc trên diện tích hơn 2.000 m². Xưa nay ngôi chùa nổi tiếng là nơi chiêm bái cho việc làm ăn thuận lợi, bình an, phước đức và đặc biệt là cầu con.

Đặc biệt, đây cũng là nơi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm hồi tháng 5/2016.

5. Chùa Vĩnh Nghiêm

Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971 theo bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Chùa chính xây dựng kiểu chữ “Công”, mặt hướng Đông Bắc, gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Tầng trệt có giảng đường, Tổ đường, văn phòng, phòng khách, phòng chư tăng, cửa hàng pháp khí đồng, cửa hàng phát hành kinh sách…

Chùa có kiến trúc độc đáo, các góc mái chùa đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc: mái trước chồng diêm. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có hình đầu phượng. Những công trình chạm khắc gỗ có bao lam tứ linh, bao lam cửu long, đặc biệt là có phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và một số nước châu Á.

6. Chùa Hoằng Pháp

Địa chỉ: xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Được sáng lập năm 1957, chùa mang dáng vẻ cổ kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút, 2 tầng mái ngói màu đỏ. Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bê tông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước.

Ngôi chùa danh tiếng này là điểm đến tâm linh không chỉ Phật tử địa phương mà còn là điểm đến của Phật tử cả nước. Đến đây, chúng ta còn được nghe câu chuyện như một truyền thuyết về Hòa thượng Ngộ Chân Tử.

7. Chùa Phổ Quang

Địa chỉ chùa: Số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Phổ Quang ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. Sự khác nhau căn bản giữa hệ phái Phật giáo Bắc tông và hệ phái Phật giáo Nam tông ở đối tượng thờ phụng. Phái Nam tông chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni cùng các vị A la hán, còn phái Bắc tông ngoài những vị trên còn thờ các vị Phật và Bồ Tát khác nữa.

Bên trong điện thờ tượng Phật Thích Ca, Phật Quan Thế Âm và nhiều vị phật khác dưới nhiều hình thái khác nhau. Chính giữa đại điện là tượng Phật Thích Ca cao 7 m, mạ vàng, từng đường nét toát lên vẻ hiền từ mà đầy uy nghiêm. Hai bên trưng bày các tượng Thập Diện Diêm Vương bằng gỗ cùng đồ thờ.

8. Chùa Bửu Long

Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, Hồ Chí Minh.

Được thành lập năm 1942, đến năm 2007, chùa Bửu Long được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn.

Từ xa, du khách có thể nhận diện ngôi chùa qua hình ảnh của ngọn bảo tháp màu vàng rực rỡ nổi bật trên nền trời. Không chỉ nổi bật bởi bảo tháp vàng, ngôi chùa còn gây ấn tượng bởi kiến trúc được chạm trổ rất tinh tế.

9. Chùa Giác Lâm

Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.

Tổ đình Giác Lâm còn có các tên là Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Sài Gòn. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Chùa do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Tổ Đình Giác Lâm được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.

10. Chùa Xá Lợi

Địa chỉ: 89B Bà Huyện Thanh Quan,Phường 7, Quận 3, Hồ Chí Minh.

Chùa được xây dựng nhờ sự đóng góp của người dân các tỉnh miền Nam để thờ Xá Lợi Phật. Điểm nhấn của nó nằm ở tòa tháp 7 tầng cao 32m. Trên tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn đúc theo mẫu của chùa Thiên Mụ. Và hơn thế nữa, đây còn là di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh của Phật giáo để chóng lại chế độ đàn áp và kì thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Chùa Xá Lợi còn là ngôi chùa thường hay tổ chức lễ hằng thuận (lễ cưới) cho những cặp uyên ương là Phật tử và những ai muốn tổ chức lễ cưới theo nghi thức Phật giáo. Nguồn Dulichchat.com

Xem thêm các bài viết:

Đậu hũ thối ‘như mùi cống’ ở vỉa hè Sài Gòn
5 điểm trốn nóng quanh Sài Gòn dịp nghỉ lễ giỗ Tổ
Du lịch lễ 30/4 -1/5 với 7 bãi biển gần Sài Gòn

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY

Đánh giá 5 / 5. Lượt: 1

Hotline đặt Combo – Phòng khách sạn – Tour du lịch – Vé máy bay giá siêu tốt: 0908 341 702
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Close