Điểm đếnReviewVăn HoáViệt Nam

Khám phá Huế – Một thời vàng son

4.3
(3)

Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945), triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Khám phá Huế – Một thời vàng son

LĂNG MINH MẠNG Được xây dựng trên núi Cẩm Khê, cách kinh thành Huế chừng 12 km. Lăng được xây từ tháng 9/1840, đến tháng 1/1841 vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị lên nối ngôi đã tiếp tục cho xây dựng lăng theo đúng thiết kế cũ. Tháng 8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành. Đến năm 1843 thì việc xây lăng mới hoàn tất.
LĂNG MINH MẠNG
Được xây dựng trên núi Cẩm Khê, cách kinh thành Huế chừng 12 km. Lăng được xây từ tháng 9/1840, đến tháng 1/1841 vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị lên nối ngôi đã tiếp tục cho xây dựng lăng theo đúng thiết kế cũ. Tháng 8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành. Đến năm 1843 thì việc xây lăng mới hoàn tất.

Chắc Huế buồn, không có nhiều địa điểm sôi động nên rất ít bạn trẻ lựa Huế làm điểm đến. Chủ yếu là người lớn muốn tìm nơi về nguồn cội. Đặc biệt người miền Bắc thường kết hợp tour Huế – Đà Nẵng – Hội An. Khách Tây thì Huế – Hội An,… Nên khi tìm kiếm bài review cảm nhận về Huế khá ít. Vì vậy bài viết này chủ yếu là cảm nhận của mình, những điều lưu ý, kinh nghiệm, và những câu chuyện mà mình đã trải nghiệm, đã hỏi người dân bản địa về vùng đất này.

Dòng sông Hương mang nét đẹp lặng thầm và thơ mộng của xứ Huế như một nét đẹp soi chiếu con người và thành phố nơi đây. Đã biết bao người trót phải lòng vẻ nhẹ nhàng và thanh khiết ấy, và ghi nhớ về một dòng sông bí ẩn và nên thơ.
Dòng sông Hương mang nét đẹp lặng thầm và thơ mộng của xứ Huế như một nét đẹp soi chiếu con người và thành phố nơi đây. Đã biết bao người trót phải lòng vẻ nhẹ nhàng và thanh khiết ấy, và ghi nhớ về một dòng sông bí ẩn và nên thơ.

Tại sao lại chọn Huế?

Cũng giống như nhiều người, mình chọn Huế là điểm đến bởi vì nơi đó tuyệt đẹp, thật duyên dáng với nét riêng của Cố Đô trầm mặc, nhẹ nhàng, thơ mộng, cổ kính, thích hợp để sống chậm, bình yên cho tâm hồn được nhẹ nhàng, thanh thản.
Ngoài ra, vì niềm đam mê lịch sử, kiến trúc, thi ca,… Những điều đó làm mình càng háo hức để lên kế hoạch đến vùng đất Thần Kinh này.

GÁC CHUÔNG (TUẤN LIỆT MÔN) - HIỂN LÂM CÁC
GÁC CHUÔNG (TUẤN LIỆT MÔN) – HIỂN LÂM CÁC
THỌ CHỈ MÔN ( Đại Nội) Nằm trong khuôn viên cung Diên Thọ
THỌ CHỈ MÔN (Đại Nội)
Nằm trong khuôn viên cung Diên Thọ

Qua cảm nhận thì đây là những điều mình rất thích

Vẻ đẹp “trầm mặc, thơ mộng”. Từ lâu cả hai tính từ này đã song hành mỗi khi nhắc đến Huế. Là thành phố du lịch nổi tiếng nhưng nơi đây không xô bồ, ồn ào như nhiều nơi khác mà thay vào đó là những ngôi “nhà rường” xưa cũ trên đường Bạch Đằng, phố cổ Bao Vinh. Hàng cây rợp bóng bên đường Lê Lợi, dòng sông Hương phẳng lỳ soi bóng cùng vòng quay xe xích lô đều đều trên phố mang đến hơi thở chậm.

CÂY NGÔ ĐỒNG Tọa lạc tại tại xóm Chùa, thôn Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km Trường Đo Đo cũng gắn đó khoảng 600 m Kết hợp đi với Phá Tam Giang
CÂY NGÔ ĐỒNG
Tọa lạc tại tại xóm Chùa, thôn Hà Cảng, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km

Con người đáng yêu, dễ thương, “dạ thưa sao thấy thương”, nhiệt tình thân thiện,… Không bao giờ kể ra cho đủ. Mà nghe cái giọng “huệ” nhẹ nhàng, sâu lắng, “ngọt như đường cát, mát như đường phèn” cũng đủ siêu lòng, mơ say rồi.

LÀNG HƯƠNG THỦY XUÂN  Nằm cách thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa đến lăng Tự Đức, dưới chân đồi Vọng Cảnh. Làng hương Thủy Xuân đã nhiều lần lên báo nước ngoài vì là nơi sản sinh ra những bức ảnh lao động nổi tiếng, đạt nhiều giải cao.
LÀNG HƯƠNG THỦY XUÂN
Nằm cách thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa đến lăng Tự Đức, dưới chân đồi Vọng Cảnh. Làng hương Thủy Xuân đã nhiều lần lên báo nước ngoài vì là nơi sản sinh ra những bức ảnh lao động nổi tiếng, đạt nhiều giải cao.

Lịch sử lâu đời “Nơi lưu giữ di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam”. Từ Năm 1306, gắn liền với Công chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm đổi lấy hai châu làm sính lễ. Trải qua 2 triều đại: nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn – 9 chúa, 13 vua (1802-1945). Rồi tới khi hứng chịu mưa bom, bão đạn, “chiến trường giành giật” 1968.

"Cung An Định - Vẻ đẹp tuyệt mỹ của kiến trúc Tân cổ điển"  Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình. Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia.  Đây là nơi ghi dấu một giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị (8/1945); đặc biệt, cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.  Có quy mô đồ sộ cùng cách thức trang trí hết sức hoa mỹ, cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc tân – cổ điển ở Việt Nam.
“Cung An Định – Vẻ đẹp tuyệt mỹ của kiến trúc Tân cổ điển”
Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình. Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia.
Đây là nơi ghi dấu một giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị (8/1945); đặc biệt, cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung – vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Có quy mô đồ sộ cùng cách thức trang trí hết sức hoa mỹ, cung An Định được xem là một đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc tân – cổ điển ở Việt Nam.
Lầu Khải Tường và Đình Trung Lập
Lầu Khải Tường và Đình Trung Lập
Đình Trung Lập với kết cấu hình bát giác, mái có hai lớp theo dạng cổ lầu. Lớp mái dưới có 8 cạnh, lớp trên 4 cạnh. Bên trong có đặt bức tượng đồng vua Khải Định tỷ lệ bằng người thật, đúc năm 1920.
Đình Trung Lập với kết cấu hình bát giác, mái có hai lớp theo dạng cổ lầu. Lớp mái dưới có 8 cạnh, lớp trên 4 cạnh. Bên trong có đặt bức tượng đồng vua Khải Định tỷ lệ bằng người thật, đúc năm 1920.

Kiến trúc phương Đông, phương Tây, đa dạng đủ loại. Từ thành quách, cung điện, đền đài, hệ thống lăng tẩm đình miếu, chùa chiền (kiểu phương Đông truyền thống, kiểu Thái, kiểu Ấn,..), nhà thờ, đan viện, tu viện,… Đến hệ thống cổ vật quốc gia quý báu như: ấn đúc bằng vàng ròng, pháp lam Huế, đao, kiếm, ngự y và ngự dụng, trang phục hoàng gia.

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh. Công trình kiến trúc này được khởi công xây dựng năm 1963, nhưng mãi đến năm 2000 mới được hoàn thành do nhiều biến cố lịch sử. Nhà thờ Phủ Cam mang vẻ đẹp độc đáo của sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại,  Là một công trình được thổi hồn bởi bàn tay kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, tác giả của những công trình nổi tiếng như Dinh Độc Lập, Viện Nguyên Tử Đà Lạt...
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh. Công trình kiến trúc này được khởi công xây dựng năm 1963, nhưng mãi đến năm 2000 mới được hoàn thành do nhiều biến cố lịch sử. Nhà thờ Phủ Cam mang vẻ đẹp độc đáo của sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại. Là một công trình được thổi hồn bởi bàn tay kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, tác giả của những công trình nổi tiếng như Dinh Độc Lập, Viện Nguyên Tử Đà Lạt…
CHÙA HUYỀN KHÔNG Nằm gần chùa Thiên Mụ, đường đi vào hơi khó khăn
CHÙA HUYỀN KHÔNG
Nằm gần chùa Thiên Mụ, đường đi vào hơi khó khăn

Được mệnh danh là Kinh đô ẩm thực. Vì vậy nơi đây có đầy đủ, đa dạng món ăn. Ẩm thực Huế gồm ẩm thực dân gian và ẩm thực cung đình. Món ăn ở đây có đủ vị: ngọt của các loại chè Cung Đình; đậm đà của bún bò, bánh canh cá lóc; chua dịu của nem,…

Thành phố của di sản khi có 5 danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).

LẦU MINH LÂU - LĂNG MINH MẠNG Đi tiếp qua ba cây cầu Trung Đạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tâm Đài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn.
LẦU MINH LÂU – LĂNG MINH MẠNG
Đi tiếp qua ba cây cầu Trung Đạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu (lầu sáng) xây dựng trên quả đồi có tên là Tâm Đài Sơn. Toà nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Hai bên Minh Lâu về phía sau là hai trụ biểu dựng trên hai quả đồi Bình Sơn và Thành Sơn.
BỬU THÀNH - LĂNG MINH MẠNG Là một quả đồi thông hình tròn, bao quanh bởi tường thành, bên trong, sâu bên dưới là mộ vua. Ở chính giữa hồ Tân Nguyệt có một cây cầu mang tên Trung Đạo kiều, nối Minh Lâu với Bửu thành và đường dạo quanh lăng. Phía sau Bửu thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm giác u tịch.
BỬU THÀNH – LĂNG MINH MẠNG
Là một quả đồi thông hình tròn, bao quanh bởi tường thành, bên trong, sâu bên dưới là mộ vua. Ở chính giữa hồ Tân Nguyệt có một cây cầu mang tên Trung Đạo kiều, nối Minh Lâu với Bửu thành và đường dạo quanh lăng. Phía sau Bửu thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm giác u tịch.

Những điều lưu ý sương sương để giúp cho chuyến đi trọn vẹn

Các địa điểm thăm quan khá là rộng, chủ yếu là đi bộ nên để khám khá hết mất rất nhiều thời gian và công sức. VD: Đại Nội thăm quan, chụp hình mất một buổi. Còn lăng Tự Đức mất 2 tiếng. Nên khi ở nhà mình lên lịch thiếu thời gian, đành phải bỏ bớt vài địa điểm.

LĂNG KHẢI ĐỊNH  Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885 - 1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng tọa lạc trên triền núi Châu Chữ, cách kinh thành Huế chừng 10 km, thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Lăng được coi là có diện tích nhỏ nhất trong hệ thống lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, nhưng là một công trình công phu và tốn nhiều thời gian xây dựng: khởi công năm 1920 và mất tới 11 năm để hoàn thành. Vật liệu để xây dựng lăng bao gồm sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise… được Vua Khải Định mua từ Pháp. Nội thất trang trí là đồ sành sứ, thủy tinh màu... mua tại Trung Hoa và Nhật Bản. Ứng Lăng được coi là công trình lăng tẩm tốn kém nhất thời đó. Sự tốn kém và công phu này dù khiến vua Khải Định chịu nhiều tai tiếng, nhưng không thể phủ nhận nó hình thành một công trình đặc sắc mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ.
LĂNG KHẢI ĐỊNH
Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885 – 1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng tọa lạc trên triền núi Châu Chữ, cách kinh thành Huế chừng 10 km, thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Lăng được coi là có diện tích nhỏ nhất trong hệ thống lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, nhưng là một công trình công phu và tốn nhiều thời gian xây dựng: khởi công năm 1920 và mất tới 11 năm để hoàn thành.
Vật liệu để xây dựng lăng bao gồm sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise… được Vua Khải Định mua từ Pháp. Nội thất trang trí là đồ sành sứ, thủy tinh màu… mua tại Trung Hoa và Nhật Bản. Ứng Lăng được coi là công trình lăng tẩm tốn kém nhất thời đó. Sự tốn kém và công phu này dù khiến vua Khải Định chịu nhiều tai tiếng, nhưng không thể phủ nhận nó hình thành một công trình đặc sắc mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ.
CỬU VỊ THẦN CÔNG Là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc năm Gia Long thứ hai (1803). Chín khẩu thần công được đánh giá là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao. Cửu vị thần công xưa được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn – kinh thành Huế. Đến đời vua Khải Định, chúng được dời ra tại vị trí như ngày nay.
CỬU VỊ THẦN CÔNG
Là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc năm Gia Long thứ hai (1803). Chín khẩu thần công được đánh giá là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao. Cửu vị thần công xưa được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn – kinh thành Huế. Đến đời vua Khải Định, chúng được dời ra tại vị trí như ngày nay.

Thời tiết + photo: Huế cũng như miền Trung có 2 mùa: mùa nóng (mùa hạ) chịu phơn nên nóng gắt nhưng lên hình sắc nét đẹp. Mùa mưa vào Thu Đông (9, 10, 11), mưa thì thối đất. Theo mình, nên đi vào mùa Xuân, sáng và chiều tối khá lạnh, trưa nắng ấm. Và ai thích mộng mơ thì mùa này cũng đáp ứng được (vì Huế có mưa xuân, chiều chiều mưa lay bay)

Tổng thể Ứng Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc và là sự kết hợp hài hòa của các trường phái kiến trúc Phương Đông và phương Tây. Xung quanh Ứng Lăng là một vùng thiên nhiên hùng vĩ đáp ứng đầy đủ các yếu tố phong thủy: tụ thủy minh đường, tiền án hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ...
Tổng thể Ứng Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc và là sự kết hợp hài hòa của các trường phái kiến trúc Phương Đông và phương Tây. Xung quanh Ứng Lăng là một vùng thiên nhiên hùng vĩ đáp ứng đầy đủ các yếu tố phong thủy: tụ thủy minh đường, tiền án hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ…
NGỌ MÔN VÀ LẦU NGŨ PHỤNG Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1834). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa. "Ngọ Môn năm cửa, chín lầu Cột cờ ba bậc, Phu Văn Lâu hai tầng"
NGỌ MÔN VÀ LẦU NGŨ PHỤNG
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1834). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa.
“Ngọ Môn năm cửa, chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phu Văn Lâu hai tầng”

Đón bình minh, vui chơi buổi sáng: Lên thượng nguồn sông Hương, chùa Thiên Mụ nắng chiếu lên rất đẹp, đồi Vọng Cảnh, đồi Thiên An.

Đồi sim THIÊN AN. Nơi Ngạn và Hà Lan hay gặp nhau
Đồi sim THIÊN AN. Nơi Ngạn và Hà Lan hay gặp nhau

Buổi trưa 2 3 h đi Đại Nội, đi sớm sớm cho ít người, về khỏi mắc công photoshop.
Ngắm hoàng hôn, chơi tối: biển Lăng Cô, cây Ngô Đồng + ra Phá Tam Giang ngắm hoàng hôn. Những ngày nắng không có mây thì lên hình khỏi chê. Còn mưa ra này, âm u lạnh lẽo mà không chụp được như mình. Buổi tối đi dạo cầu gỗ Lim, cảm giác đi trên 64 tỷ. Đừng quên đi thuyền trên sông Hương kết hợp nghe nhã nhạc cung đình Huế.

HỆ THỐNG TRƯỜNG LANG (Đại Nội) Trường lang là tên gọi của hệ thống hành lang, một thành tố kiến trúc đặc sắc trong Tử Cấm Thành của triều Nguyễn ở Huế. Đoạn hành lang được phục hồi gần đây nhất là Dực lang 3B, nằm ở phía bên phải điện Cần Chánh. Công trình này được khánh thành vào cuối tháng 4/2016.
HỆ THỐNG TRƯỜNG LANG (Đại Nội)
Trường lang là tên gọi của hệ thống hành lang, một thành tố kiến trúc đặc sắc trong Tử Cấm Thành của triều Nguyễn ở Huế. Đoạn hành lang được phục hồi gần đây nhất là Dực lang 3B, nằm ở phía bên phải điện Cần Chánh. Công trình này được khánh thành vào cuối tháng 4/2016.
Bên trong Trường Lang ( Tử Cấm Thành) được phục dựng nhờ những bức ảnh rất có giá trị từ Pháp, hành lang được sơn son thiếp vàng, tỉ mỉ và cẩn thận
Bên trong Trường Lang (Tử Cấm Thành) được phục dựng nhờ những bức ảnh rất có giá trị từ Pháp, hành lang được sơn son thiếp vàng, tỉ mỉ và cẩn thận
Văn Miếu Huế cùng đường đi chùa Thiên Mụ. "Văn Thánh trồng thông, Võ Thánh trồng bàng, Ngó vô Xã tắc hai hàng mù u."
Văn Miếu Huế cùng đường đi chùa Thiên Mụ.
“Văn Thánh trồng thông,
Võ Thánh trồng bàng,
Ngó vô Xã tắc hai hàng mù u.”

Đi vào Hồ Thủy Tiên dành cho nào thích khám phá thì nên đi taxi đến, chứ không gửi xe rồi mất á nha. Khi vào đó thì sẽ băng qua rừng sim Mắt Biếc. Kể từ sau Tết 2020, không cho vào nữa muốn đi phải đi lậu, như đi vượt biên, chạy trốn bảo vệ muốn sấp mặt. Còn không thì rủ mấy bạn Tây đi chung, bảo vệ không bắt mấy Tây nên sẽ trót lọt vô được.

Trang phục: vì đây là nơi thờ phụng đền chùa nhiều. Nên lựa trang phục kín đáo. Chứ không là bảo vệ không cho vô. Đừng quên mua nón lá ở chợ Đông Ba.

Vì các địa điểm du lịch của Huế nằm rời rạc mình chia ra làm 3 cung đường cho 3 ngày:

Cung thứ nhất – Nội thành: Đại Nội, Phu Văn Lâu – nghênh Lương Đình, chợ Đông Ba, trường Quốc Học, trường Đại Học SP, cầu Trường Tiền, cầu Dã Viên.

Cung đường thứ hai – về phía Tây Nam ngược dòng sông Hương: đường Kim Long, chùa Thiên Mụ, Văn Miếu, chùa Huyền Không, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định + hồ Thủy Tiên + đồi Thiên An, lăng Tự Đức, làng hương Thủy Xuân, Đồi Vọng Cảnh, Hổ Quyền, Đàn Nam Giao.

Cung thứ 3 – Mắt Biếc: sáng đi cung An Định, nhà thờ Phủ Cam, núi Ngự, chùa Thiền Lâm. Chiều đi cây Ngô Đồng, ngắm Phá Tam Giang, về lại tp thì thăm nhà Hà Lan, phố cổ Bao Vinh, đường cổ Bạch Đằng phim Mắt Biếc.

Bến nước sau nhà Hà Lan, gần với cửa sông Hương
Bến nước sau nhà Hà Lan, gần với cửa sông Hương
CHÙA THIÊN MỤ Hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Chùa được xây trên nền móng của một ngôi tháp Chăm
CHÙA THIÊN MỤ
Hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa được xây trên nền móng của một ngôi tháp Chăm

Chi phí cả chuyến khoảng 4 triệu.

Hãy đến Huế để cảm nhận nét đẹp dịu dàng, thơ mộng của một thành phố hàng trăm năm tuổi với những dấu ấn khó phai mờ.

Theo Trường Giang Nguyễn

Xem thêm các bài viết:
Những điểm nhất định phải ghé khi đến Huế
Vườn hoa hướng dương ở Huế thu hút khách đến chụp ảnh
9 điểm đến nổi tiếng xứ Huế bạn nên ghé thăm
Phá Tam Giang – thả hồn vào bình yên xứ Huế

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY

Đánh giá 4.3 / 5. Lượt: 3

Hotline đặt Combo – Phòng khách sạn – Tour du lịch – Vé máy bay giá siêu tốt: 0908 341 702
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Close
Index