Lý Sơn là cái tên tiêu biểu nhất của du lịch Quảng Ngãi, nơi này thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, người dân thân thiện. Cùng xem bài review cực chất của bạn Gaia Gnoul nhé!
Review Lý Sơn – hòn đảo tuyệt đẹp, đầy vẻ hoang sơ và thân thiện
Đi Lý Sơn vào mùa nào trong năm? Có lẽ Lý Sơn đẹp nhất từ tháng tư đến tháng tám dương lịch, trời xanh, biển xanh hiền hòa. Đó là mùa tránh được những cơn bão hay biển động làm cho các loại tàu không thể ra đảo và ngược lại.
Du lịch hè – Lý Sơn viên ngọc xứ Quảng
Cây hoa giấy khổng lồ trên đảo Lý Sơn thu hút du khách
Review Lý Sơn – Kinh nghiệm phượt cho cả gia đình
Thiên đường đảo Bé ở Lý Sơn, nơi lặn ngắm san hô tuyệt hảo
Đến đảo Lý Sơn bằng cách nào?
+ Đi máy bay đến sân bay Chu Lai.
+ Đi tàu hoặc ô tô đến TP Quảng Ngãi.
+ Từ Chu Lai ra cảng Sa Kỳ bằng taxi, giá khoảng 400k/lượt xe 4 chỗ cho khoảng cách 40km.
+ Từ TP Quảng Ngãi ra cảng Sa Kỳ bằng taxi – khoảng cách 20km.
+ Nên đi các tàu cao tốc ra đảo như Superdong, An vĩnh, Chín nghĩa… Ngày thường có khoảng 5 chuyến hoạt động từ khoảng 7h-15h. Ngày nghỉ cuối tuần có khoảng10 chuyến hoạt động từ 7h -15h.Thời gian chạy tàu chỉ mất khoảng 40 phút cho khoảng 15 hải lý. Tàu sạch sẽ, an toàn, phục vụ chu đáo. Giá vé khoảng 350k/người (khứ hồi).
Đặc thù của đảo nói chung: nên theo dõi thời tiết (tốt nhất liên hệ với cảng Sa Kỳ) để biết về trường hợp bão hoặc biển động – các loại tàu sẽ không chạy ra đảo và ngược lại.
Những điểm tham quan trên đảo Lý Sơn?
+ Đỉnh núi Thới Lới: đó là miệng 1 trong 2 ngọn núi lửa đã tắt (nhìn rất rõ từ trên cao), ngọn núi này nằm phía đông bắc của đảo – xã An Hải (1 trong 2 xã của của đảo lớn Lý Sơn). Đường lên núi khá dốc nên các phương tiện như xe điện, ô tô hoặc xe máy đã cũ đi lên và xuống không an toàn cho lắm!
Trên ngọn núi nhìn xuống khung cảnh ngoạn mục. Trên núi ấn tượng có hồ nước ngọt, có hòn đá mồ côi, cột cờ Lý Sơn, vực sống ảo Thới Lới. Nơi nhìn xuống biển ở vách đá Hang Câu rất ấn tượng, nhưng không có lan can bảo vệ, nên chỉ dành cho du khách ưa mạo hiểm và giữ thăng bằng tốt…
+ Hang Câu: nơi tắm biển thích hợp nhất, nơi có vách đá có cấu tạo địa chất ấn tượng nhất, nơi có thể lặn ngắm san hô,nơi thư giãn bằng cách nghỉ ngơi trên bãi biển hay nằm trên bàn thạch để nước biển masage, nơi có thể tổ chức vui chơi tập thể, thưởng thức ẩm thực nướng ngoài trời một cách dân dã…
+ Giếng Vua: một giếng nước ngọt có từ thời Gia Long, đặc biệt nó chỉ cách biển chừng 20m mà luôn đầy nước. Bà con Lý Sơn cho đến nay vẫn hàng ngày ra lấy nước về dùng.
+ Chùa Hang: một ngôi chùa nằm gần như toàn bộ trong hang rộng, theo mạch trầm tích, địa chất của ngọn núi lửa Thới Lới. Phía trước mặt nhìn ra biển với tượng Phật Bà Quan Âm.
+ Chùa Đục: một ngôi chùa nhỏ nằm ở sườn ngọn núi lửa phía tây bắc của đảo. Nhưng có tượng Phật Bà Quan Âm khá lớn.
+ Cổng tò vò cạnh Chùa Đục: một nơi check in rất riêng của Lý Sơn. Đẹp cả trong bình minh và hoàng hôn.
+ Ngoài ra du khách có thể tha thẩn dạo chơi bằng xe máy hoặc xe điện trong suốt chiều dài của đảo chừng 7km (trên diện tích của đảo khoản 9km2), qua các đình cổ xã An Hải, xã An Vĩnh, nhà thờ giáo xứ Lý sơn, các ruộng tỏi, ruộng hành tím…
+ Đảo bé – An Bình: một hòn đảo diện tích chừng 1km2, nằm phía bắc đảo lớn, cách chừng 3 hải lý với 10 phút đi tàu cao tốc. Nơi đây du khách có thể trải nghiệm 1 đêm với những tiện nghi đơn giản nhất, nhưng chân tình với người dân bản địa như: ngủ hay vui chơi ca hát buổi tối ngoài bãi biển, ngủ trên cây, ăn những món ẩm thực của chính trên đảo nhỏ, tắm rửa một lần chỉ với một xô nhỏ nước ngọt với sự tính toán hợp lý nhất dội từ đầu xuống chân… Bãi Ngang với rặng san hô dưới đáy và cũng là nơi tắm trải nghiệm cùng sóng biển. Du khách hoặc trải nghiệm 1 đêm trên đảo hoặc trải nghiệm 1 ngày sáng ra chiều về.
– Ẩm thực: tôi có may mắn, rất tình cờ vào một nhà nghỉ mà chủ nhà đã chế biến những bữa ăn rất ngon miệng. Phù hợp với người phía Bắc là không thích món nấu ngọt. Ngoài hải sản mà vùng biển nào cũng có thì du khách nên thưởng thức món cháo nhum, món ram (kiểu bánh đa) ăn với chả cá, rau câu, rong biển ăn sống rất giòn. Thật sự là ấn tượng với những bữa cơm bình dân, trình bày đẹp, ngon miệng, vừa đủ lượng, đúng thời gian….giá cả vô cùng hợp lý…TUYỆT!.
– Người dân Lý Sơn: thân thiện, chân tình, không tranh giành khách.
Nguồn ảnh: chú Hồng
Theo Gaia Gnoul
Xem thêm bài viết:
Du lịch hè – Lý Sơn viên ngọc xứ Quảng
Cây hoa giấy khổng lồ trên đảo Lý Sơn thu hút du khách
Review Lý Sơn – Kinh nghiệm phượt cho cả gia đình
Thiên đường đảo Bé ở Lý Sơn, nơi lặn ngắm san hô tuyệt hảo
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY
Đánh giá 5 / 5. Lượt: 4